Sắc chàm truyền thống tại Tân Cường, xã Tân An

Thứ năm, ngày 26/12/2024 - 15:29
Đã xem: 6 views

Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao tiền không chỉ đẹp bởi những hoa văn, hoạ tiết được thêu tỉ mỉ mà còn rất đặc sắc khi được chấm sáp ong và nhuộm chàm.

(Bà Bàn Thị Giàng, thôn Tân Cường hướng dẫn cách nhuộm chàm truyền thống)

Nhuộm chàm là công việc khá tỷ mỉ, đòi hỏi phải kiên trì và dày dạn kinh nghiệm; cây chàm thường được trồng vào tháng 3-4, thu hoạch tháng 6-7, cây chàm khi cắt đêm về ngâm trong chum, vại; khi lá chàm nát ngấm thì vớt ra bỏ bã, nước chàm được lọc kỹ qua một cái rá đựng chấu, sau đó cho vôi vào nước khuấy đều, cho nhiều hay ít vôi tuỳ thuộc vào lượng nước chàm; ngoài vôi còn có tro bếp, tro được đựng trong cái rổ có lót lá chuối, đổ nước vào chảy xuống chum nhỏ và để từ 3-5 ngày rồi trộn với nước vôi ngâm chàm và để lắng; khi nào thấy nước có màu nâu nhạt thì gạn đi để lấy phầm chàm và vôi lắng ở dưới chum, đó chính là cao chàm; khi nhuộm vải lấy cao chàm hoà với nước đun với lá ngải cứu để nguội, pha thêm ít nước tro rồi khuấy đều, khi pha xong lấy tay nhúng vào nước chàm thấy da tay có có màu xanh chàm là được.

(Người phụ nữ Dao tiền tại thôn Tân Cường, xã Tân An phơi vải đã nhuộm chàm)

Người Dao tiền thường nhuộm chàm vào tháng 7-8, vì thời gian này trời nắng vải nhanh khô và bắt màu tốt; khi nhuộm cho vải chìm trong nước chàm để vải thấm nước chàm đều, công đoạn này phải làm nhiều lần (ngày phơi nắng, đêm ngâm chàm) sẽ tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao, có màu xanh thẫm; đây cũng là công đoạn cuối cùng trong kỹ thuật nhuộm chàm của người Dao tiền.

Đỗ Hoa Quyên